Vậy là bạn đã thiết lập xong cửa hàng Dropshipping của mình và bắt đầu quá trình bán hàng. Giả dụ như bạn cũng đã chạy một vài chiến dịch quảng cáo trên Facebook và có được lượng traffic kha khá. Nghe thật là tuyệt đúng không? Và rồi một tuần, hai tuần, một tháng sau,… bạn vẫn có traffic đều nhưng mà lại…chưa có sales nào. Lúc này tình hình có vẻ không ổn chút nào.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá hoảng loạn như ở trên. Hãy cùng mình tìm hiểu các mẹo giúp bạn tăng doanh số khi làm Dropshipping ở phần dưới nhé.
Tạo nguồn traffic chất lượng
Bước đầu tiên là xem xét chất lượng traffic truy cập của bạn. Nếu bạn đang hiển thị quảng cáo của mình sai đối tượng, thì những người đó sẽ không mua hàng từ bạn. Bạn cần tìm ra chính xác người dùng bằng cách nghiên cứu thị trường thích hợp và sau đó nhắm mục tiêu vào họ. Bạn nên dẫn khách truy cập của mình đến các trang tạo ra giá trị cho họ thay vì đến một trang không phù hợp với mong đợi của họ.
Kiểm tra lại giá bán sản phẩm
Đôi khi nguyên nhân lại không đến từ phía bạn mà từ bên ngoài. Có thể một trong những đối thủ cạnh tranh của bạn đã tung ra một sản phẩm mới mà tạm thời thu hút sự chú ý của khách hàng.
Hãy theo dõi đối thủ cạnh tranh của bạn để xem bạn có cần điều chỉnh chiến lược marketing của mình hay không. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng so sánh giá để kiểm tra và so sánh giá trên trang web của đối thủ cạnh tranh và đưa ra giá sản phẩm tốt nhất có thể cho khách hàng của bạn. Từ đó, có thể giúp bạn lật ngược được tình hình và tăng doanh số cho cửa hàng dropshipping một cách ngoạn mục.
Ngoài ra, bạn cần phải xem xét chi phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển và thuế cao dẫn đến không ai muốn mua. Hiển thị chi phí vận chuyển trên trang sản phẩm có thể giúp cải thiện doanh số. Không phải là mọi người không sẵn sàng trả tiền vận chuyển. Chỉ là khi bạn chỉ nhìn thấy những chi phí đó trên trang thanh toán, bạn sẽ thất vọng. Trong trường hợp này, bạn có thể cung cấp phiếu giảm để giúp tăng khả năng tạo ra doanh số.
Đảm bảo thanh điều hướng của bạn dễ dàng sử dụng
Trong hầu hết các trường hợp, người dùng từ trang chủ đến trang sản phẩm để thanh toán bằng cách sử dụng các menu điều hướng. Chúng thường được tìm thấy ở trên cùng (điều hướng tiêu đề) và dưới cùng (điều hướng chân trang) của trang web của bạn.
Các menu điều hướng tiêu đề thường có nút “Shop” để link trang bộ sưu tập gồm tất cả các sản phẩm hoặc menu dạng thả xuống để sắp xếp các sản phẩm vào các danh mục khác nhau như áo len, áo phông và quần short.
Tùy thuộc vào doanh nghiệp của bạn, bạn cũng có thể bao gồm các liên kết đến các trang khác mà khách hàng có thể muốn truy cập trước khi mua hàng, chẳng hạn như:
- About Us: dành cho những khách hàng muốn tìm hiểu thêm về doanh nghiệp hoặc câu chuyện người sáng lập của bạn
- Contact Us: để khách hàng có thể liên hệ với bạn nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào
- FAQ: để trả lời một số câu hỏi phổ biến nhất của khách hàng về sản phẩm của bạn
- Shipping: để khách hàng biết họ sẽ phải trả bao nhiêu so với giá mua
- Size Guide: để giúp người mua đặt hàng đúng kích cỡ và giảm tỷ lệ hàng trả lại cho bạn
Tối ưu hóa trang sản phẩm
Mình luôn nghĩ các trang sản phẩm giống như bìa của một cuốn sách. Chúng có rất nhiều điểm tương đồng.
Một bìa sách hấp dẫn sẽ có một hình ảnh lôi cuốn, một tiêu đề rõ ràng giúp bạn hiểu những gì cuốn sách nói về, và một bản tóm tắt ở mặt sau với nhiều thông tin hơn.
Tất cả những điều trên cũng có thể nói về các trang sản phẩm – bạn cần hình ảnh hấp dẫn, tiêu đề sản phẩm rõ ràng, mô tả sản phẩm chính xác và thông tin về kích thước hoặc màu sắc các sản phẩm trên trang sản phẩm của bạn.
Điều khó khăn trong việc tối ưu hóa các trang sản phẩm của bạn là tìm sự cân bằng phù hợp – bạn không thể thêm quá nhiều thông tin vì nó sẽ khiến trang trông lộn xộn, nhưng bạn cũng không thể để quá ít vì như vậy thì các trang của bạn trông sẽ trống rỗng.
Bạn có thể sử dụng các mẹo sau:
- Hình ảnh: Cố gắng bao gồm ít nhất 4 hình ảnh chất lượng cao trên mỗi trang sản phẩm.
- Tiêu đề: Rõ ràng, súc tích và phù hợp với sản phẩm.
- Mô tả: Viết giống như bạn đang kể cho khách hàng nghe về sản phẩm.
- Nhận xét: Tận dụng đánh giá từ các khách hàng trước để giúp bạn chuyển đổi những khách hàng mới.
- Số lượng hàng tồn: Xem xét hiển thị số lượng sản phẩm còn lại trong kho. Nếu một sản phẩm số lượng có hạn có thể tạo ra sự khẩn cấp sẽ giúp bạn chuyển đổi khách hàng.
- Kêu gọi hành động (CTA): Bao gồm một CTA rõ ràng để dỗ người mua hàng chuyển đổi.
Tối ưu hóa quy trình thanh toán
Phần thanh toán trên trang web của bạn trông có đáng tin không? Các thiết kế có hài hòa với phần còn lại của trang web không?
Quá trình thanh toán của bạn có được sắp xếp hợp lý? Bạn có yêu cầu khách hàng phải đăng ký tài khoản trước khi họ mua hàng không? Nếu có, điều đó có thực sự cần thiết?
Bạn hãy tự mình đi qua toàn bộ quy trình và kiểm tra xem có bất kỳ cải tiến nào có thể cần được thực hiện.
Bắt đầu từ trang chủ của bạn, tìm một sản phẩm, thêm nó vào giỏ hàng của bạn, đi đến quầy thanh toán và đặt hàng thử nghiệm.
Làm nó có dễ không? Quan trọng hơn, nó có thể dễ dàng hơn nữa không?
Theo nguyên tắc chung, các quy trình thanh toán tốt nhất đòi hỏi càng ít thông tin, thời gian và nỗ lực từ khách hàng của bạn càng tốt. Và khi đó, “càng ít càng nhiều”. Tức là khách hàng càng mất ít thời gian, công sức khi thanh toán, bạn càng có cơ hội tăng doanh số cho website dropshipping của mình.
Xây dựng trang web thân thiện với điện thoại di động
Phần lớn lưu lượng truy cập trang web thương mại điện tử hiện nay đến từ các thiết bị di động, nơi trang web của bạn có thể trông rất khác so với trên máy tính để bàn.
Hãy truy cập trang web của bạn trên điện thoại di động, cũng như bất kỳ thiết bị nào khác mà bạn có quyền truy cập, để đảm bảo nó trông đẹp và hoạt động ổn trên từng thiết bị.
Bạn có thể sử dụng công cụ Kiểm tra trên trình duyệt để xem trang web của mình trông như thế nào như trên các thiết bị khác.
Remarketing khách hàng đã truy cập trang web của bạn
Điều quan trọng mà bạn cần biết đó là không phải tất cả mọi người đều sẵn sàng mua hàng trong lần truy cập đầu tiên vào website của bạn. Tùy thuộc vào sản phẩm và giá bán, họ có thể nhiều lần quay lại cửa hàng của bạn để xem xét thêm.
Remarketing nhắm đến khách hàng đã truy cập trang web trước đó dựa trên các hành động họ đã thực hiện như: từ bỏ giỏ hàng hoặc duyệt một trang sản phẩm nhất định. Đây là một chiến lược hiệu quả để giữ hình ảnh thương hiệu của bạn trong tâm trí khách truy cập.
Remarketing thường dưới hình thức qua email (chẳng hạn như gửi mã giảm giá cho người mua hàng đã từ bỏ giỏ hàng của họ) hoặc chạy quảng cáo.
Remarketing là một hình thức quảng cáo mạnh mẽ bởi vì nó có thể tự động hiển thị quảng cáo cho khách đã xem sản phẩm trên trang web của bạn giúp bạn có cơ hội tăng doanh số trong cửa hàng dropshipping của mình. Một trong những cách phổ biến nhất để remarketing là với quảng cáo trên Facebook.
Tăng tốc độ tải trang web
Thời gian lý tưởng để tải trang web là 2 đến 5 giây. Tuy nhiên, mỗi giây vượt quá 2 giây sẽ dẫn đến tỷ lệ thoát trang lớn hơn. Trên thực tế, 40% người dùng internet thoát một trang web nếu mất hơn 3 giây để tải. Ngoài ra, 47% người dùng mong đợi các trang web trên máy tính tải trong 2 giây hoặc ít hơn.
Do đó, hãy chắc chắn rằng dịch vụ hosting bạn sử dụng là đáng tin cậy. Bạn không thể tưởng tượng có bao nhiêu trang web thương mại điện tử phải đối mặt với vấn đề trong những ngày có lưu lượng truy cập cao (ví dụ như vào Black Friday).
Bạn có thể kiểm tra tốc độ trang web của bạn ở đây.
Vậy là mình đã trình bày xong các mẹo để bạn tăng doanh số khi bán hàng dropshipping. Nếu bạn đang gặp phải tình huống như trên, hãy bắt tay vào thực hiện ngay các giải pháp này nhé.