Ngày nay, Dropshipping là một xu hướng của kinh doanh thương mại điện tử. Các hình thức thanh thoán không dùng tiền mặt hiện cũng đang trở thành một tiêu chuẩn thông dụng. Ở bài này, mình sẽ giới thiệu cho các bạn về các cổng thanh toán phù hợp cho Dropshipping.

Cổng thanh toán là gì?

cong thanh toan phu hop cho dropshipping

Giả sử bạn truy cập vào một một cửa hàng online để mua một vài thứ từ đó. Bạn bắt đầu thêm các mặt hàng vào giỏ hàng của mình và sau đó sẽ xem xét, kiểm tra lại rồi tiến hành thanh toán. Khi đó, bạn sẽ sử dụng một cổng thanh toán mà thông qua đó bạn có thể trả tiền cho giỏ hàng của mình.

Bạn sẽ cần nhập những thông tin quan trọng của thẻ tín dụng vào trang cổng thanh toán và sau đó mới có thể tiến hành mua hàng. Cổng thanh toán sẽ khấu trừ số tiền từ thẻ tín dụng của bạn và gửi vào tài khoản ngân hàng của dropshipper sau khi trừ đi một vài chi phí. Dropshipper sau đó sẽ có thể chuyển số tiền này vào tài khoản ngân hàng của họ.

Tại sao cổng thanh toán lại cần thiết cho Dropshipping?

Cửa hàng Dropshipping hoạt động đơn giản như cửa hàng thương mại điện tử. Điểm khác biệt chính đó là họ không trực tiếp bán các mặt hàng từ kho của họ. Để bán những sản phẩm của nhà sản xuất, họ cần một cổng thanh toán để thực hiện các giao dịch.

Một lưu ý nho nhỏ: các cổng thanh toán là không giống nhau và mọi người thường nghiêng về những cổng thanh toán mà hiện tại họ đã quen thuộc.

Chẳng hạn, tại Mỹ, PayPal là cổng thanh toán thương mại điện tử được sử dụng phổ biến nhất. Ở Canada, thì Payoneer và Stripe lại thường được mọi người sử dụng hơn. Và ngay cả ở Ukraine, Stripe cũng là cổng thanh toán được sử dụng nhiều nhất. Theo cách này,  khi tập trung vào một quốc gia, hãy chọn một cổng thanh toán hiện tại phổ biến ở quốc gia đó nhất hoặc chọn cổng thanh toán đi kèm với ecommerce platform của nó.

Tiêu chí chọn Cổng thanh toán cho Dropshippers

Mình ví dụ bạn đã xây dựng cho bạn một cửa hàng dropshipping và hiện tại đang tìm kiếm một cổng thanh toán phù hợp. Dưới đây là một số tiêu chí mà bạn phải tuân theo:

  • Chọn một cổng thanh toán phổ biến ở quốc gia nơi mà bạn muốn bán hàng
  • Đảm bảo rằng cổng thanh toán chỉ tốn một khoản phí thấp
  • Hãy kiểm tra để xem rằng cổng thanh toán đó có phù hợp với các cửa hàng dropshipping hay không
  • Kiểm tra trong trường hợp liệu bạn có thể sử dụng cổng thanh toán nếu như bạn có ý định sử dụng nó rộng hơn trên phạm vi toàn cầu hay không
  • Kiểm tra xem khách hàng có hài lòng khi trải nghiệm thanh toán qua cổng thanh toán đó không

Cổng thanh toán phù hợp cho Dropshipping

Mình đã lên một danh sách chi tiết các cổng thanh toán tốt nhất mà các dropshippers hay sử dụng. Từ danh sách này, bạn sẽ thấy được quốc gia mà bạn hướng đến có được hỗ trợ hay không và bạn sẽ bị mất phí dịch vụ là bao nhiêu.

PayPal

Paypal

PayPal là cổng thanh toán được sử dụng phổ biến nhất trong các cửa hàng Thương mại Điện tử nói chung và Dropshipping nói riêng. Đây là một cổng thanh toán được công nhận sử dụng hơn 203 quốc gia. Nó hỗ trợ cho tất cả các thẻ tín dụng nổi bật như: Visa, Mastercard, American Express, Citibank và dường như không có giới hạn. Để bắt đầu dropshipping, bạn sẽ cần phải có một tài khoản doanh nghiệp PayPal (Paypal Business).

  • Phí hàng tháng: 0 USD
  • Phí giao dịch: 2.9% + 30¢
  • Các quốc gia không hỗ trợ: Antarctica, Afghanistan, Cote D’ivoire, Cuba, Belarus, Bouvet Island, British Indian Ocean Territory, Cameroon, Central African Republic, Christmas Island, Equatorial Guinea, Haiti, Heard Island and Mcdonald Islands, Iran, Islamic Republic of Iraq, Korea, Democratic People’s Republic of Lao, People’s Democratic Republic Lebanon, Liberia, Libyan Arab Jamahiriya, Myanmar, Nigeria, Pakistan, Papua New Guinea, Montenegro, Sudan, Syrian Arab Republic, Zimbabwe
  • Các đồng tiền hỗ trợ: Australian Dollar, Brazilian Real, Canadian Dollar, Czech Koruna, Danish Krone, Euro, Hong Kong Dollar, Hungarian Forint, Israeli New Sheqel, Japanese Yen, Malaysian Ringgit, Mexican Peso, Norwegian Krone, New Zealand Dollar, Philippine Peso, Polish Zloty, Pound Sterling, Russian Ruble, Singapore Dollar, Swedish Krona, Swiss Franc, Taiwan New Dollar, Thai Baht, U.S. Dollar.

Xem thêm về cách cài đặt Paypal cho website của bạn tại đây.

Stripe

cong thanh toan phu hop cho dropshipping 1

Stripe là một cổng thanh toán có trụ sở tại Hoa Kỳ có thể truy cập được trên 25 quốc gia. Nó hỗ trợ tất cả các loại thẻ tín dụng quan trọng. Bởi vì như vậy, nó được sử dụng phần lớn  ở Canada, Úc và Vương quốc Anh. Nó cũng đồng thời kết hợp với WooCommerce.

  • Phí hàng tháng: 0 USD
  • Phí giao dịch: 2.9% + 30¢
  • Các quốc gia hỗ trợ: Australia, Austria, Belgium, Canada, Denmark, Finland, France, Germany, Hong Kong, Ireland, Italy, Japan, Luxembourg, Malaysia, Netherlands,  New Zealand, Norway, Portugal, Singapore, Spain, Sweden, Switzerland, United Kingdom, United States.
  • Các đồng tiền hỗ trợ: các bạn có thể xem tại đây.

Xem thêm về cách cài đặt Stripe cho website của bạn tại đây.

2Checkout

cong thanh toan phu hop cho dropshipping 2

2Checkout là một cổng thanh toán khác mà có thể truy cập được trên 200 quốc gia. Nó có thể hỗ trợ cho tất cả các loại thẻ tín dụng như Visa, Mastercard, Diners Club, American Express và các một số loại thẻ khác nữa. Bên cạnh đó, nó còn có thể truy cập được ở nhiều quốc gia kém phát triển, nơi nó sẽ được sử dụng kết hợp với một cổng thanh toán khác.

  • Phí hàng tháng: 0 USD
  • Phí giao dịch: 3.5% + $0.35 (trên một giao dịch thành công)
  • Các quốc gia hỗ trợ: > 200. Các bạn có thể xem thêm ở đây
  • Các đồng tiền hỗ trợ: 87

Xem thêm về cách cài đặt 2checkout cho website của bạn tại đây.

Authorize.net

Cổng thanh toán dropshipping Authorize.net

Authorize.net hiện có thể được truy cập hơn 33 quốc gia. Đây là một trong những cổng thanh toán được thiết lập nhiều nhất và tin cậy nhiều nhất bởi những khách hàng sử dụng thẻ tín dụng. Ngoài ra, nó cũng có thêm các tính năng khác nhau để hỗ trợ cho các cửa hàng WooCommerce.

  • Phí hàng tháng: 25 USD
  • Phí giao dịch: 2.9% + 30¢
  • Các quốc gia hỗ trợ và đồng tiền hỗ trợ: xem thêm tại đây

Skrill

Cổng thanh toán dropshipping Skrill

Skrill là một cổng thanh toán có thể truy cập ở hơn 40 quốc gia. Nó tính 1,9% phí khi thanh toán. Nó cũng cung cấp các tính năng tích hợp với các cửa hàng dropshipping trên nền tảng WooCommerce.

Pingpong

59b514174bffe4ae402b3d63aad79fe0

Pingpong được thành lập năm 2015. Kể từ thời điểm đó, nó đã xử lý hơn 10 tỷ USD thanh toán cho các doanh nhân thương mại điện tử. Nó có văn phòng tại nhiều quốc gia trên thế giới: Mỹ, Trung Quốc, Bỉ, Nhật, Ấn Độ,…

  • Phí hàng tháng: 0 USD
  • Phí giao dịch: 1%

 

Đánh giá
Số lượt đánh giá: 2 | Điểm: 5